CÁC NGHI THỨC TRUYỀN THỐNG TRONG NGÀY CƯỚI LÀ GÌ?
Trước khi cưới các Dâu Rể cần chuẩn bị những gì, phải trải qua các bước nghi thức thủ tục ra sao để có một buổi lễ cưới chỉnh chu nhất có thể. Cùng Aloha Studio điểm qua các nghi thức quan trọng cần có trong ngày cưới nha
Nghi lễ cưới đầu tiên: Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ được xem như là nghi lễ đầu tiên cũng là nghi lễ quan trọng trong đám cưới truyền thống của người Việt. Lễ này được xem như dâu rể ra mắt hai bên gia đình, tạo cơ hội cho hai nhà gặp gỡ quen biết trở nên thân thiết với nhau hơn, sau đó mới đề cập đến chuyện hôn nhân của con cái. Buổi lễ ngày nay không cần những nghi thức trang trọng hay lễ vật rườm rà, hai nhà chỉ đơn giản ngồi nói chuyện, bàn bạc về việc chọn ngày cưới, hay các thủ tục khác cho lễ cưới hỏi.
Và cũng tùy thuộc vào văn hóa vùng miền mà thủ tục dạm ngõ cũng khác nhau. Nhưng nói chung lại, lễ này như một nét văn hóa ứng xử giữa hai bên gia đình.
Nghi lễ cưới thứ 2: Lễ ăn hỏi (đính hôn)
Đây là lễ không thể thiếu trong thủ tục hôn nhân. Nghi thức này được xem như sự thông báo chính thức: cô gái và chàng trai là vợ chồng chưa cưới của nhau. Thời nay, nói một cách hiện đại thì nghi lễ được gọi là lễ đính hôn. Dạm hỏi trước 1-2 tháng có khi kéo dài 2-3 năm tùy mỗi cặp đôi có sẵn sàng đi đến hôn nhân hay không.
Trong lễ, nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái, nhà gái chấp thuận biểu trưng sự tôn trọng quý mến và đồng ý gả con gái của nhà mình cho nhà trai.
Nghi lễ cưới thứ 3: Lễ xin dâu (lễ thành hôn)
Lễ xin dâu là một nghi lễ nhỏ đã có từ rất lâu, nhưng thời nay nó đã không còn phù hợp với văn hóa hiện đại, một số nhà còn lược bỏ để nhanh chóng hoàn thành lễ cưới. Với nghi thức truyền thống này trước đây trước giờ đón dâu, mẹ của chú rể sẽ cùng người thân trong gia đình đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến. Sau đó, nhà trai cáo lui ra về để chuẩn bị cho nghi lễ rước dâu.
Nghi lễ cưới thứ 4: Lễ rước dâu
Nếu những nghi lễ trước đó có thể có cái lược bớt, nhưng với nghi lễ này là bước không thể thiếu. Ở nghi lễ này đoàn nhà trai đến nhà gái và tiến hành những nghi thức tiếp theo của lễ vu quy như phát biểu, làm lễ gia tiên và tặng của hồi môn cho cặp đôi.
Cuối cùng, họ nhà trai sẽ đón cô dâu về nhà để tổ chức lễ thành hôn cho đôi vợ chồng.
Nghi lễ cưới thứ 5: Lễ lại mặt
Lễ lại mặt là lễ cuối cùng trong đám cưới. Theo phong tục truyền thống xưa, sẽ có 1 ngày lại mặt ngày gia đình nhà chồng đưa con dâu về thăm bố mẹ ruột và ở lại ăn bữa cơm cùng bố mẹ vợ. Đây cũng có thể được coi là thời điểm chính thức đầu tiên sau đám cưới con rể hỏi thăm bố mẹ vợ với cương vị chính thức.
Cho dù thời đại có thay đổi, vẫn còn nhiều gia đình muốn tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống vì nó mang bản sắc rất riêng của người Việt – những giá trị của phong tục xưa vẫn luôn được người dân Việt nhớ đến giữ gìn và truyền từ đời này sang đời khác.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Hotline: 0909 946 202
Website: alohastudio.vn
Mail: alohastudio.vnn@gmail.com
Địa chỉ: 200 – 202 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.