Con gái đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng? Đây có lẽ là câu hỏi của khá nhiều cô dâu. Bởi có thể họ sẽ nghĩ rằng, tất cả những người bước vào hôn nhân, cô dâu sẽ đeo nhẫn cưới vào ngón tay áp út . Tuy nhiên có phải lúc nào cũng đúng thế hay không? Hãy cùng Aloha Studio tìm hiểu thêm những thông tin về ngón tay đeo nhẫn cưới nhé.
Nội dung
ToggleĐã rất nhiều đôi uyên ương không chắc chắn việc đeo các loại nhẫn cầu hôn, đính hôn, và nhẫn cưới vào ngón nào là đúng nhất. Bởi tùy theo từng nền văn hóa, phong tục, nghi thức đeo nhẫn cưới sẽ những sự khác biệt. Và nhẫn cưới sẽ luôn là vật chứng thể hiện rõ ràng nhất về một tình yêu vĩnh cửu của lứa đôi, đây cũng chính là kỷ vật thiêng liêng và trân trọng suốt đời người.
Ở mỗi nơi, mỗi thời điểm, chiếc nhẫn cưới sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Quay về quá khứ, nguồn gốc của việc đeo nhẫn cưới xuất phát từ nền văn minh Ai Cập cổ đại, bao hàm ý nghĩa đầy sự lãng mạn, đó là khi con người xem nhẫn cưới với hình dạng vòng tròn như một biểu tượng vẹn nguyên, biểu tượng cho đời sống hôn nhân và gia đình luôn có sự chở che và quấn quýt bên nhau. Sau này, chiếc nhẫn cưới còn được thay đổi và phát triển thành một phong tục thường thấy của con người, như con gái đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng? Con trai đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng?
Cho đến bây giờ, việc đeo nhẫn cưới tay nào đang được quan tâm và phổ biến gần như toàn cầu . Đối với thời Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn cưới là biểu tượng thiêng liêng, nó là sự gắn kết không bao giờ chấm dứt. Sâu xa hơn phải nhắc đến thời Hy Lạp, đó là khi một cuộc hôn nhân sắp diễn ra, việc một người con gái chấp nhận cho người đàn ông đeo nhẫn cưới vào tay, đồng nghĩa với việc chấp nhận bị trói buộc cả về tinh thần lẫn thể xác và tinh thần, không còn có một đời sống tự do như trước.
Ngày nay, việc đeo nhẫn cưới hầu như là một nghi thức không thể thiếu trong đám với của tất cả các nước trên thế giới. Đeo nhẫn cưới được xem là hành động khẳng định sự kết nối giữa hai người. Đây không chỉ là sự thể hiện cô dâu chú rể chính thức là người đã có gia đình, mà còn là chứng nhân của tình yêu đôi lứa, sợi dây gắn kết giữa các cặp vợ chồng.
Khi người con gái chấp nhận để người con trai đeo nhẫn cưới vào tay mình chứng tỏ họ đã trao hết niềm tin yêu, sự gắn kết và ràng buộc đối với người con trai đó đồng thời người con trai cũng đã chấp nhận sự gắn kết cùng với một nửa còn lại của cuộc đời mình. Vậy con trai, con gái đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng sẽ tùy thuộc mỗi quốc gia mỗi hoàn cảnh, ở Việt Nam thì nghi thức này diễn ra như thế nào?
Trong lễ cưới ngoài việc làm lễ gia tiên trước bàn thờ như một lời hứa, lời cam kết gắn bó với nhau suốt cuộc đời, nhẫn được xem là vật bảo vệ hạnh phúc gia đình. Những người chưa lập gia đình muốn có tình yêu cũng không hoặc hạn chế tiếp xúc với người có gia đình, hơn nữa vật kim loại hình tròn này được gọi à NHẪN, trong thuyết phật giáo từ “Nhẫn” ở đây ý chỉ sự nhẫn nại cần phải có trong hôn nhân gia đinh, mỗi lần nhìn thấy vật đính ước trên tay, dù có giận dữ nhau đến mức nào, cũng cần phải giữ sự khoan dung độ lượng dành cho nhau. Bởi chăng đời này:
“Ngủ cùng nhau thì dễ, thức cùng nhau mới khó
Nói cùng nhau thì dễ, lắng nghe nhau mới khó
Ăn cùng nhau quá dễ, nấu cùng nhau mới khó
Hứa với nhau thì dễ, làm với nhau mới khó
Đi với nhau thì dễ, đi được với nhau tới cuối đời mới khó”.
Sẽ tùy thuộc vào văn hóa phương Tây hoặc phương Đông, hay tôn giáo mà nghi thức trao nhẫn cưới sẽ diễn ra ở địa điểm nào, nếu ở phương Tây, ngay trong lễ cưới người ta thường thực hiện nghi lễ trao nhẫn cưới sau khi thực hiện lời thề, trước mặt quan khách – những người thân thương nhất, tuy nhiên ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, nghi thức đeo nhẫn cưới sẽ diễn ra trong lễ gia tiên tại nhà, nếu cô dâu chú rể theo đạo Công giáo, sẽ làm thực hiện trao nhẫn ở nhà thờ, một số đôi uyên ương khác khi có mong muốn tổ chức lễ Hằng Thuận tại chùa, cô dâu chú rể cũng có thể thực hiện nghi thức này tại đây.
Đã rất nhiều cặp đôi trước khi bước vào hôn lễ vẫn còn đang lúng túng về việc không biết đeo nhẫn cưới đeo ở tay nào và ngón nào là đúng nhất. Theo quan niệm của người châu Âu, có một sự liên kết từ ngón giữa bàn tay trái cho đến trái tim. Họ tin có một mạch máu tình yêu trong sự liên kết này và đó cũng là lý do họ luôn mang nhẫn đính hôn hay nhẫn cầu hôn ở ngón giữa của bàn tay trái.
Trong khi đó, người Hy Lạp cổ đại cho rằng, có một tĩnh mạch từ ngón áp út liên kết đến nhịp đập của con tim và họ gọi đó là tĩnh mạch vena amoris – tĩnh mạch của tình yêu. Vì vậy khi trao nhẫn thể hiện một giao kết cùng ai đi hết cuộc đời, cần mang nhẫn đính ước vào ngón tay áp út của họ.
Khác với quan niệm trên, người Trung Quốc lại cho rằng mỗi một ngón tay trên cơ thể người đều là biểu trưng cho sự gắn kết với một người thân. Cụ thể, ngón cái là phụ thân cha mẹ, ngón trỏ là anh chị em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út là hôn phu/ và ngón út là con cái.
Một điều khá “tâm linh” khác, đó là khi hai lòng bàn tay chập vào nhau, ngón giữa biểu trưng cho chính mình gập lại, các ngón khác đều có thể dễ dàng tự tách rời nhau chỉ riêng ngón áp út là không thể. Đây được xem là sắp đặt của tạo hóa, hiểu rằng trong cuộc đời mỗi người, bố mẹ không thể đi cùng bạn đến hết đời, anh em lập gia đình cũng chẳng không thể tận tình săn sóc bạn, con cái cũng sẽ có gia đình riêng, cuộc sống riêng sau khi trưởng thành. Sau cùng, chỉ còn mỗi người bạn đời là bên cạnh chúng ta
Riêng ở Việt Nam, ngón đeo nhẫn truyền thống vẫn luôn là ngón áp út và tuân theo quan niệm “nam tả nữ hữu”, tức là chú rể sẽ mang nhẫn tay trái còn phụ nữ sẽ mang nhẫn tay phải.
Có một điều cực lãng mạn và sâu sắc khi ở những nước phương Tây, khi đi bộ trên đường, người đàn ông luôn phải đi bên ngoài như một biểu hiện của phép lịch sự tối thiểu đối với phụ nữ. Và do đó, khi người đàn ông mang nhẫn cưới tay trái sẽ trùng khớp với việc cầm tay người bạn đời đeo nhẫn tay phải. Chính điều này sẽ thể hiện sự gắn bó bền vững của cặp vợ chồng.
Vì chiếc nhẫn cưới chính là một kỷ vật thiêng liêng của tình yêu không thể thiếu trong hôn nhân cũng trong các ng như hi thức cưới hỏi. Nếu như chúng ta biết trân trọng, nâng niu và hiểu ý nghĩa sâu sắc về ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới, hiểu được con trai đeo nhẫn cưới tay nào, con gái đeo nhẫn cưới tay nào, chắc chắn rằng chúng ta sẽ có một cuộc sống hôn nhân viên mãn đến trọn đời.
Giây phút trao nhẫn cưới cho nhau chính là khoảnh khắc cực kỳ quan trọng vì chính lúc này, đôi bên đã đồng ý đi cùng nhau sống có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. tấm lòng thuỷ dung và son sắt của mình!.