Đeo nhẫn cưới tay nào là đúng? Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới ra sao? Khi nhẫn cưới chính là sự kết nối giữa những cặp đôi nam nữ đang có dự định tiến tới hôn nhân và mong muốn sống trọn đời bên nhau. Việc trao nhẫn cưới luôn có mặt trong hầu hết các hôn lễ từ cổ chí kim, từ phương Đông cho đến phương Tây và trở thành một quy trình không thể thiếu trong ngày trọng đại, là minh chứng cho tình yêu đôi lứa.
Nội dung
ToggleThực tế, không hề có một quy ước cụ thể trong việc đeo nhẫn cưới tay nào cho tất cả mọi người
Tuy vậy, việc chọn nhẫn cưới cũng cần xem xét đến truyền thống văn hóa và sở thích cá nhân của chính chủ. Do vậy, đừng để một điểm nhỏ này khiến quan khách tham dự hay người ngoài đánh giá về bạn nhé, nhất là đối với những cặp đôi khác biệt về tôn giáo và tập tục.
Đa phần các quốc gia lớn đeo nhẫn cưới ở tay trái
Các cặp vợ chồng đeo nhẫn cưới tay trái ở nhiều nước phương Tây, như Bắc Mỹ, Nam Mỹ và các quốc gia châu Âu bao gồm Vương quốc Anh, Ý, Pháp, Slovenia. Ở Mỹ, người ta thường đeo cả nhẫn đính hôn và nhẫn cưới ở ngón áp út bên trái. Ở các nước châu Á, mọi người cũng có xu hướng đeo nhẫn ở tay trái.
Tập tục truyền thống của Ấn Độ là đeo nhẫn cưới ở tay phải, vì tay trái bị coi là ô uế
Tuy nhiên, người Ấn Độ hiện đại có thể đeo nhẫn ở tay trái để phù hợp với phong tục ở các quốc gia như Hoa Kỳ. Ở nhiều quốc gia Bắc và Đông Âu, việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út của ngón tay phải là phổ biến hơn. Ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hy Lạp, tay phải cũng là phong tục.
Đáng để nói đến ở đây, đó chính là việc các tín đồ Công giáo ở một số quốc gia vẫn đeo nhẫn cưới trên tay phải. Chẳng hạn, người Công giáo Hà Lan đeo nhẫn ở tay trái, nhưng người Công giáo Áo đeo nhẫn ở tay phải. Một trong những lý do để người công giáo phân vân nên đeo nhẫn cưới tay nào, phải hay trái là do một vài trường phái cho rằng bên trái được coi là “ác quỷ”. Trong thực tế, từ tiếng Latin ở bên trái là “nham hiểm”, hiện có ý nghĩa tiêu cực và đen tối.
Đeo nhẫn ở cả hai tay
Nói đi thì cũng phải nói lại, có những quốc gia không quan trọng việc đeo nhẫn cưới tay nào, điển hình như Brazil. Vị hôn phu và vị hôn thê đeo những chiếc băng đơn giản như những chiếc nhẫn đính hôn trên tay phải và sau khi nói lời thề, họ đổi nhẫn sang tay trái. Các cặp vợ chồng ở Đức và Hà Lan thì thường làm điều ngược lại, nhẫn đính hôn ở tay trái và nhẫn cưới ở bên phải.
Mặc dù những người theo tín ngưỡng Tin Lành thường đeo nhẫn trên tay phải, nhưng không phải tất cả họ đều làm như vậy. Ý tưởng lãng mạn đằng sau việc đeo nhẫn tay trái đơn giản vì họ thích và không muốn vướng víu bất tiện khi cầm nắm khi tay phải là tay thuận mà thôi.
Ở Việt Nam, nhẫn cưới được xem là vật định tính cho mối tình lâu dài, nhắc nhở vợ chồng sống hòa thuận, nhẫn nhịn với nhau. Chữ “Nhẫn” viết theo tượng hình có hình ảnh “trăm tiễn xuyên thấu” là minh chứng cho sự nhẫn nại, kiên trì. Đối với các nàng dâu, nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út tay bên phải. Chú rể cũng đeo nhẫn cưới ngón áp út nhưng ở bàn tay trái. Điều này xuất phát từ quan niệm “Nam tả nữ hữu” của ông bà ta xa xưa.
Đeo nhẫn cưới trên tay cũng để mỗi khi “cơm không lành canh không ngọt” có thể nhìn vào để thấy quãng đường khó khăn mà hai ta trải qua
Theo quan điểm dân gian, việc đeo nhẫn cưới chủ yếu ở ngón áp út. Lý giải theo y học thì ngón áp út có đường mạch máu nối đến tim. Là con đường ngắn nhất để kết nối đến trái tim so với những đường mạch máu khác. Do vậy, đeo nhẫn cưới này được người trẻ ví von như đường dẫn tình yêu vô hình đi đến trái tim đôi lứa.
Khi thấy bất cứ ai đeo nhẫn ở vị trí như trên thì người ta sẽ mặc định rằng đối phương đã lập gia đình. Đây là bảo vật giữ vững hạnh phúc gia đình của bạn. Một người đã có gia đình không thể tự do để kết đôi thêm với đối tượng khác phái khác (ngoại trừ những vùng miền còn giữ phong tục đa thê). Ngược lại, một con gái hay chàng trai khác sẽ hạn chế tiếp xúc với người lập gia đình.
Bên cạnh đó, đạo Phật cũng rất coi trọng ý nghĩa ẩn sâu phía sau vật thể đính ước và vị trí đeo nhẫn cưới tay nào
Yêu là một chuyện, có thể không rõ tật xấu của nhau, nhưng một khi đã lấy nhau về, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng, rất cần đến chữ nhẫn mỗi khi có những bất đồng xảy ra. Khi sự sân si, giận dỗi bắt đầu nổi lên, nếu một trong hai không biết nhường nhịn, nhẫn nại sẽ dễ dẫn đến những xung đột không đáng có, mất đi hạnh phúc và đạo nghĩa vợ chồng trong tích tắc.
Đeo nhẫn cưới tay nào cũng đơn thuần chỉ để tự nhắc nhở nhau mỗi khi “đá thúng đụng nia”. Chiếc nhẫn là biểu trưng của tình yêu, không phải dễ dàng trao và nhận ở bất kỳ ai cả, hay thích là tự tháo xuống vứt bỏ đi nghĩa vụ vợ chồng. Khi nhìn xuống tay, cũng là lời tự nhắc nhở phải kìm nén, nhường nhịn người bạn đời của mình. Đó là bí quyết gìn giữ ngọn lửa hạnh phúc gia đình.
Có thể nói hôn nhân là một sự kiện trọng đại nhất cuộc đời, đặc biệt là đối với người phụ nữ. Mỗi nền văn hóa có truyền thống cưới xin khác nhau. Trong đó, nhẫn cưới là một phần không thể thiếu trong nghi thức đám cưới. Mặc dù nhẫn cưới được dùng trong ngày cưới đều có chung một mục đích nhưng đeo nhẫn cưới tay nào là điều khác biệt giữa các nền văn hóa. Cùng tìm hiểu phong tục và từng ý nghĩa qua những chia sẻ ở trên của Aloha nhé! Tự hào là đơn vị đồng hành qua bao bao ngày trọng đại của những cặp đôi, hy vọng những chia sẻ trên là ý nghĩa và cho bạn sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Website: alohastudio.vn