Trong văn hóa đám cưới của người Việt Nam, phần nghi lễ là phần không thể thiếu để tạo nên một đám cưới hoàn chỉnh. Bởi theo quan niệm của ông bà ta khi xưa, các nghi lễ phải thực hiện một cách suôn sẻ thì đời sống của đôi vợ chồng trẻ mới theo đó mà suôn sẻ được. Và một trong những nghi lễ không thể thiếu đó chính là “lễ rước dâu”. Trong bài viết “những trình tự nghi lễ rước dâu của người Việt” sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn về ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức của nghi lễ này.
Nội dung
ToggleLễ rước dâu (còn được gọi là lễ ăn hỏi) là một lễ nghi phức tạp nhất, là bước cuối cùng để đi đến một cái đám cưới hoàn chỉnh. Lễ rước dâu có nhiều thủ tục phức tạp, đòi hỏi những ai đang muốn tiến tới hôn nhân phải tìm hiểu kỹ. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp 10 bước thực hiện lễ rước dâu trong hôn lễ truyền thống cho mọi người cùng tham khảo.
Bước đầu của lễ rước dâu đó chính là xem ngày tốt xấu và chọn ra một ngày tốt để nhà trai đi đến nhà gái và tiến hành nghi lễ dạm hỏi. Có một số lưu ý trong khâu chuẩn bị trước khi đi đến nhà gái làm lễ rước dâu:
Lễ cưới khi xưa thường theo lệ rằng: họ nhà gái phải thắp hương trước thì họ nhà trai mới được phép vào. Nhưng hầu như trong các lễ rước dâu ngày nay thì phong tục này bị bác bỏ. Đội bê tráp của nhà gái sẽ xếp thành một hàng, đợi đội bưng quả của nhà trai tiến vào trao quả. Người quan trọng nhất chính là người phù rể – là người đi đầu đội bưng quả (sau chủ hôn và chủ rể), anh ta sẽ bưng khay rượu và nữ trang tiến vào trong. Những người bưng quả bắt buộc phải độc thân, thường là anh chị em hay bạn bè của cô dâu và chú rể. Nếu không nhờ được anh em bạn bè thì có thể thuê một đội bưng quả theo dịch vụ sẵn có.
Trong lễ rước dâu, đội bưng quả bên đàn gái có nhiệm vụ mang quả đặt ở bàn thờ gia tiên (theo phong thủy). Quả trầu cau là quả được đặt ở ngay chính giữa để đánh dấu, bởi khi mở quả sẽ mở quả trầu cau đầu tiên.
Mở đầu buổi lễ xin phép sẽ là người chủ hôn của nhà trai, họ phải mở nắp tráp hay lật khăn phủ và giới thiệu những lễ vật mà họ mang đến.
Lúc này, cô dâu ngồi trong phòng đợi cha mẹ ra mắt dòng họ hai bên và chuẩn bị cho buổi lễ rước dâu.
Cô dâu, chú rể phái thắp nhang lên bàn gia tiên để tiến hành làm lễ gia tiên. Người đàn ông trong gia đình của cô dâu phải là người thắp hương trước và sau đó trao cho cô dâu. Tiếp đến là tục đốt đèn long phụng. “Đèn long phụng” sẽ được phía nhà trai chuẩn bị còn phía nhà gái thì chuẩn bị sẵn hai chân đèn. Sau khi cha mẹ hoặc anh chị của cô dâu thắp hương xong, cô dâu cùng chú rể tiến hành làm lễ khấn tổ tiên sao cho đủ lượt và đủ lễ (tuy nhiên, phong tục cưới ngày nay đã giảm đi những điều này).
Cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn trước quan viên hai họ.
Cô dâu cùng chú rể sẽ nhận quả (vàng hay nữ trang) nhưng chủ yếu là cô dâu nhận. Cha mẹ chồng và mẹ đẻ sẽ là người trao cho con gái – con dâu. Tiếp đến sẽ là dòng họ hai bên lên trao quà.
Người rót rượu sẽ là người phù rể trong lễ rước dâu khi đến nghi thức mời rượu. Theo phong tục thì cô dâu sẽ xé cau và xếp trầu. 2 người chủ hôn sẽ được mời trước, sau đó mới đến đấng sinh thành.
Ngày nay, tiệc họ nhà gái chỉ được làm đơn giản với bánh, trái cây và nước bởi vì thông thường việc đón dâu đều được “coi giờ lành”, chính vì thế lễ rước chỉ cần ngắn gọn để có thể rước dâu về kịp lúc.
Lễ rước dâu thường có những cấm kỵ như sau:
Có lẽ, những quan niệm kiêng kỵ trên đều là những quan niệm cũ kỹ, tuy nhiên, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nếu muốn một cuộc sống hôn nhân trôi qua êm ả thì nên thực hiện theo để có thể đón một cuộc sống mới đầy viên mãn.
Bài viết trên đã giúp mọi người hiểu rõ được “những trình tự nghi thức lễ rước dâu của người Việt” diễn ra như thế nào. Hy vọng mọi người có thể có thêm kiến thức để cưới vợ/cưới chồng được suôn sẻ hơn và tự tin hơn.
Website: https://alohastudio.vn/