Mọi người thường thắc mắc rằng “những lễ vật tráp ăn hỏi không thể thiếu khi đi xin dâu” cụ thể là những lễ vật nào. Bài viết hôm nay sẽ giúp mọi người biết rõ hơn về từng lễ vật cần có và ý nghĩa xung quanh những lễ vật đó, mời mọi người cùng đón đọc.
Nội dung
ToggleTheo phong tục tập quán khi đi xin dâu của người Việt, lễ vật tráp ăn hỏi thường được đi kèm trong buổi lễ ăn hỏi thể hiện sự kính trọng nhà gái. Đồng thời, cũng ngầm thể hiện được sự giàu có của nhà trai thông qua các lễ vật chứa bên trong đó. Tuy nhiên, mỗi lễ vật thường chứa một ý nghĩa khác nhau không phải ai cũng biết hết được. Vậy, những lễ vật đó là gì và ý nghĩa của nó mang đến như thế nào? Có bao nhiêu tráp ăn hỏi trong ngày lễ rước dâu?
Trong ngày lễ rước dâu, đàn trai phải chuẩn bị tất thảy 5 tráp ăn hỏi, những lễ vật tráp ăn hỏi phải được kiểm tra kỹ lưỡng và được đóng nắp cẩn thận, phủ một tấm vải đỏ lên trên trước khi đi đến nhà gái thực hiện lễ xin dâu. Những tráp ăn hỏi đó bao gồm:
Tráp tiền đen thường sẽ có phong bì, hay còn gọi là lễ đen được đặt hẳn vào một tráp riêng hay gộp chung với tráp trầu cau khi thực hiện lễ xin dâu.
Tráp tiền đen sẽ chứa số tiền mà nhà gái thách cưới đàn trai. Mặt khác, tráp lễ đen cũng có thể coi là chút tấm lòng của nhà trai đem đến dành tặng cho nhà gái trong dịp ra mắt.
Trầu cau mâm quả trong lễ ăn hỏi là nét đặc trưng của đám cưới người Việt, dù bất kỳ vùng miền nào, chúng ta đều thấy tráp trầu cau trong lễ dạm hỏi.
Ông bà xưa có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, sự son sắc bền chặt của đôi uyên ương trẻ sẽ nhờ vào sự hòa quyện của trầu cau xanh cùng chút vôi trắng tạo nên một màu đỏ hồng – màu của sự chung thủy, màu của tình yêu thiêng liêng không thể chia lìa ở đôi lứa.
Những loại bánh truyền thống trong lễ dạm hỏi thường là: bánh phu thê, bánh hồng, bánh pía, bánh kem, bánh cốm,….Nhưng người ta thường sử dụng bánh phu thê nhiều hơn cả bởi vì nó mang một ý nghĩa sâu sắc về tình nghĩa vợ chồng. Nó mang lại sự mong ước về một tình yêu mặn nồng và đầy ái ân.
Sở dĩ các loại bánh thường đi theo cặp đó chính là do xưa kia, người ta quan niệm hai thức bánh tượng trưng cho âm dương: Tượng trưng cho dương là bánh phu thê còn tượng trưng cho âm là bánh cốm hoặc bánh chưng – bánh dày.
Lễ vật tráp ăn hỏi không thể thiếu được đó chính là tráp rượu hỏi. Tráp rượu ăn hỏi là một tráp rất quan trọng không thể thiếu dược, nó chứa bánh và rượu. Một trong những loại rượu để kết tráp phổ biến mà người ta hay dùng đó chính là Volka cùng thuốc lá vina. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều loại thuốc lá và rượu ngoại được sử dụng trong tráp rượu hỏi để tăng thêm phần đặc biệt.
Để thể hiện sự trân trọng, tấm lòng của họ đối với nhà gái thì tráp hoa quả sẽ là một sính lễ không thể nào thiếu được trong ngày trọng đại của đời người con gái.
Mỗi vùng miền họ sẽ đi những loại trái cây khác nhau nhằm tăng sự sang trọng, khiến mọi người nhìn vào cảm thấy những sính lễ đó là xứng đáng và hoành tráng. Nhà trai thường phải chuẩn bị trước tráp quả ăn hỏi với những loại trái cây đặc trưng như: Xoài Cát, Na (Mãng Cầu), Thanh Long, Nho Mỹ, Táo Đỏ để có thể khiến buổi lễ diễn ra suôn sẻ và trang trọng hơn. Những loại quả này cũng thay thế những loại quả dùng thờ cúng hàng ngày.
Ý nghĩa của tráp hoa quả đó chính là cầu chúc cho cặp vợ chồng son được ngọt ngào và hạnh phúc mãi mãi.
Cưới xin là việc trọng đại của đời người, ngoài những lễ vật tráp ăn hỏi cần phải chuẩn bị thật chu đáo, trang trọng thì mọi người cũng phải biết một số điều kiêng kỵ xung quanh việc đi xin dâu, điều này khiến cho đám cưới suôn sẻ và cô dâu chú rể có thể hưởng được cuộc sống hạnh phúc về sau.
Những nghi thức thực hiện trước bàn thờ tổ tiên cùng nén hương mà cô dâu, chú rể thắp lên như một lời thông báo của con cháu đối với tổ tiên về việc mình đã lập gia đình, nếu không trang hoàng bàn thờ tổ thì có thể sẽ bị quở trách.
Mọi người thường xem ngày lành tháng tốt để rước dâu bởi mọi người quan niệm nó sẽ liên quan đến mối quan hệ của hai gia đình sau này, tránh được những điều xui rủi.
Theo quan niệm thì khi bước ra khỏi cổng nhà, cô dâu không được quay lại và cũng không được khóc bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng sau này, cô dâu sẽ sớm quay trở lại nhà mẹ đẻ nếu khóc và ngoáy đầu lại nhìn người thân.
Việc cô dâu mang thai có nghĩa là không còn trinh trắng, điều này khiến cô dâu phải chịu nhiều thiệt thòi hơn những người khác. Nếu đi bằng cửa chính thì ông bà tổ tiên sẽ quở phạt, khiến công việc làm ăn của hai vợ chồng sau này không được suôn sẻ như ý nguyện.
Bài viết trên đã giúp mọi người biết được “Những lễ vật tráp ăn hỏi không thể thiếu khi đi xin dâu”, hy vọng mọi người sẽ có thêm kiến thức tốt đẹp hơn để chuẩn bị cho một lễ cưới hoành tráng.
Website: https://alohastudio.vn/