Ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong “ngày chung đôi” của mỗi cặp đôi, mang tính quyết định thành công của tiệc cưới. Cứ mỗi vùng miền lại có những nét đặc sắc riêng về thực đơn đám cưới mà không phải ai cũng biết.
Nội dung
ToggleĐám cưới là sự kiện trọng đại của mỗi người, bất kỳ ai cũng muốn chu toàn nhất có thể, thực đơn cưới luôn được các cặp uyên ương chú tâm để mang đến sự hài lòng cho khách tham dự và hơn hết là đảm bảo phù hợp phong tục tập quán của mỗi vùng miền. Hãy cùng bài viết khám phá ẩm thực cưới 3 miền xem có gì đặc sắc và thú vị nhé!
Món khai vị
Không giống như miền Nam, thời tiết miền Bắc luôn có sự phân chia rõ rệt giữa mùa hè và mùa đông. Món khai vị cũng vì vậy mà có sự khác nhau giữa các mùa khác nhau.
Nếu mùa hè, đôi tân nương thường lựa chọn các món nộm, gỏi như nộm rau quả thập cẩm, nộm hoa chuối, gỏi cá,.. để khai vị bữa tiệc, thì mùa đông các món súp, cháo luôn là ưu tiên hàng đầu. Một vài món khai tiệc vào miền đông ở miền Bắc là súp gà ngô ngọt, súp măng tây, súp bí ngô kem nấm,…
Món chính
Thực đơn đám cưới miền Bắc tại các vùng ven lại đủ đầy các món ăn mang nét truyền thống và đặc trưng như canh bóng, chim câu quay, xôi vò hạt sen hay xôi gấc, chim ngói hoặc bồ câu hầm, gà hấp lá chanh, cơm tám,…
Một điểm khác biệt, chủ tiệc sẽ đãi ở nhà suốt nhiều ngày, hàng xóm sẽ tham gia nấu cỗ cưới cùng với chủ nhà, nên mâm cỗ Bắc ở vùng ven số lượng đồ ăn thường lên đến 12 món.
Tại chốn thủ đô, cùng với sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, thực đơn đám cưới có nhiều nét tương đồng với những miền khác. Tương tự như miền Nam, các món chính chủ yếu là các món gà, tôm, heo, bò, được chế biến theo nhiều cách khác nhau… Số lượng món ăn thường là 5-7 tùy thuộc vào chủ nhân tiệc cưới
Món tráng miệng
Bàn tiệc sẽ được hoàn thiện bởi các món như bánh flan, trái cây, rau câu,.. Người miền Bắc hạn chế lựa chọn các món ngọt như chè để đãi khách trong khâu tráng miệng.
Món khai vị
Món khai vị thường gặp trong thực đơn đám cưới của người miền Nam là súp hoặc các món gỏi như súp măng cua, súp hải sản hay gỏi thập cẩm, gỏi ngó sen, gỏi tôm ăn kèm các món chiên xù hay thịt nguội.
Một bát súp nóng hổi ăn kèm với vị chua ngọt của món gỏi, mọi thứ hòa quyện với nhau đủ để quan khách chuẩn bị tinh thần “chinh chiến” các món chính của bữa tiệc.
Món chính
Chủ nhân của những tấm thiệp hồng sẽ được thưởng thức các món ăn quen thuộc như: gà hấp lá chanh, bò sốt tiêu đen, tôm sú hấp bia, cá diêu hồng chiên giòn, các món lẩu như lẩu thái, lẩu hải sản,… Khác với miền Bắc, lẩu là món ăn “đặc trưng” khi nói về thực đơn đám cưới miền Nam. Tiêu biểu là lẩu thái, lẩu cá, lẩu thập cẩm,…
Món tráng miệng
Để cảm ơn các vị khách quý đã đến tham gia buổi tiệc, cặp uyên ương thể hiện sự chỉn chu khi lựa chọn các món tráng miệng như trái cây, hoa quả tươi, bánh ngọt, kem,… Lựa chọn món gì còn tùy thuộc theo từng mùa, hoặc theo yêu cầu của chủ tiệc.
Tại các nhà hàng sang trọng, chè với vị ngọt thanh cũng là sự lựa chọn của nhiều cặp đôi dành cho món tráng miệng, có thể kể đến chè hạt sen long nhãn, chè Yến cung đình,..
Món khai vị
Các món ăn thuần Việt như súp măng cua, súp hải sản, gỏi tôm, gỏi ngó sen cũng là sự lựa chọn của các cặp đôi dành cho món “nhâm nhi”. Thực sự, combo súp và gỏi là tuyệt hảo để kích thích sự thèm ăn trong lúc chờ đợi để thưởng thức món chính. Có lẽ vì vậy, bộ đôi này luôn xuất hiện trong đại đa số các món khai vị dù là ở bất cứ vùng miền nào.
Món chính
Nhắc đến miền Trung, chúng ta liền nghĩ ngay đến một vùng đất đầy nắng, và gió biển, là thiên đường của hải sản. Không quá lạ, khi hải sản là “điểm nhấn” trong các thực đơn đám cưới. Các món ăn phổ biến thường thấy là cá chẽm Tứ Xuyên, cá lóc, cá tai tượng, mực, được chế biến kỳ công theo nhiều phương pháp khác nhau từ hấp, chiên, xào,..
So với các vùng miền khác, miền Trung và miền Nam có nhiều điểm tương đồng trong việc lựa chọn món ăn chính trong ngày trọng đại. Người miền Trung cũng chọn các món ăn quen thuộc như xôi, cụ thể xôi hạt sen, xôi nếp cẩm, xôi lá dứa,.. hoặc lẩu như lẩu cá, lẩu thập cẩm, lẩu thái,.. để làm phong phú menu.
Món tráng miệng
Đôi uyên ương thường lựa chọn khép lại buổi tiệc với các món trái cây, hoa quả tươi, bánh flan, bánh ngọt, sữa chua,.. Đều là những món không kén người ăn, đảm bảo hài hòa về vị giác của khách tham gia tiệc cưới sau khi đã no căng với món chính.
Món khai vị
Như đã đề cập ở trên, cặp đôi vàng “súp và gỏi” luôn xuất hiện trên bàn tiệc ở món khai vị. Thực đơn đám cưới miền Tây cũng không ngoại lệ. Súp cua, súp gà hay gỏi ngó sen, gỏi củ hủ dừa tiếp tục được giao cho trọng trách dạo đầu cho tiệc cưới. Ở một số nơi sẽ có thêm các món chiên hoặc thịt nguội.
Món chính
Như một nét truyền thống, người miền Tây luôn muốn dùng rượu đế để đãi khách thay vì dùng bia như những vùng khác. Nổi tiếng là chất phác, người miền Tây thường tự tổ chức đám cưới tại nhà để tăng sự gần gũi, tình cảm với khách mời.
Ai cũng phải công nhận rằng, món chính chín là “linh hồn” của tiệc cưới, nên không được dọn một cách qua loa. Món chính vùng này thường là gà quay, heo sữa, cá lóc được đầu bếp chế biến theo nhiều cách khác nhau như quay, chiên, xào.
Lẩu cũng là món phổ biến trong các tiệc cưới, nhưng lẩu miền Tây có vẻ đặc sắc và đa dạng hơn so với những vùng miền khác như: lẩu chua cá linh bông điên điển, lẩu vịt nấu chao,.. Tiếp theo đó là các món “ăn no” như xôi, cơm chiên, gà bó xôi.
Món tráng miệng
Người miền Tây cũng nổi tiếng là hảo ngọt, không quá lạ khi gia chủ chọn các món bánh để kết thúc bữa tiệc. Đôi khi muốn thay đổi, nhiều gia đình lựa chọn trái cây, rau câu hay sữa chua để khiến khách không cảm thấy “ngán” sau khi đã ăn no các món chính.
Như vậy, mỗi vùng miền đều có những điểm giống và khác trong thực đơn đám cưới phụ thuộc vào vị trí địa lý, bản sắc văn hóa. Các đôi uyên ương nếu muốn ghi điểm với bạn bè và người thân đến tham dự tiệc cưới, hãy cố gắng ghi nhớ những điều nhỏ nhất, vì đó mới là điều tạo nên sự khác biệt giữa các vùng miền.
Website: https://alohastudio.vn/