Lễ dạm ngõ là nghi lễ được thực hiện trước đám cưới. Dù vậy nó vẫn mang ý nghĩa rất quan trọng. Đây là buổi lễ mà gia đình hai bên được chính thức gặp mặt. Và để buổi lễ diễn ra suôn sẻ thì tráp dạm ngõ chắc chắn là thành phần không thể thiếu cho nhà trai. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn tráp dạm ngõ gồm có gì? Cách chuẩn bị tráp dạm ngõ đầy đủ, phù hợp và ý nghĩa nhất.
Nội dung
ToggleTráp dạm ngõ còn được gọi là tráp chạm ngõ. Đây là lễ vật không thể thiếu trong lễ dạm ngõ – ngày đầu tiên mà hai gia đình chính thức gặp mặt. Sau quá trình tìm hiểu yêu đương, đôi trai gái sẽ quyết định đi đến kết hôn. Theo truyền thống của người Việt, nhà trai sẽ chọn ngày tốt để đến nhà cô gái chính thức xin phép hai bên gia đình đồng ý cho đôi trai gái quen nhau. Vì vậy, việc chuẩn bị tráp dạm ngõ là điều vô cùng cần thiết.
Tráp dạm ngõ là lễ vật không thể thiếu trong lễ dạm ngõ
Việt Nam là đất nước đa vùng miền. Và mỗi vùng miền lại có một tục lệ, truyền thống tổ chức đám cưới riêng biệt. Dù vậy, tráp dạm ngõ của các vùng miền vẫn khá giống nhau. Cùng tìm hiểu về các món đồ cần thiết cho lễ dạm ngõ dưới đây.
Lễ dạm ngõ không cầu kỳ như đám hỏi. Dù vậy tráp dạm ngõ vẫn cần chuẩn bị kĩ càng để thể hiện thành ý của nhà trai. Vậy trong tráp dạm ngõ bao gồm những gì? Tham khảo ngay cách chuẩn bị tráp dạm ngõ đơn giản mà vẫn đầy đủ cùng Aloha nhé.
Ông bà ta có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vậy nên từ xưa đến nay, trầu cau luôn gắn liền với đời sống thường ngày của người Việt. Đồng thời nó còn là vật không thể thiếu trong việc giao tế và lễ nghi kết thân, cưới hỏi.
Cau trầu được xem như biểu tượng của tình nghĩa thắm thiết, gắn kết. Trong hôn nhân nó còn đại diện cho sự chung thủy của vợ chồng. Cho nên, trầu cau chính là lễ vật đầu tiên mà gia đình nào cũng cần chuẩn bị cho lễ dạm ngõ.
Số lượng trầu cau trong tráp dạm ngõ thường dưới 20 quả trầu và 20 lá cau. Thông thường tráp trầu cau dạm ngỏ sẽ sử dụng số 9 (9 lá trầu, 9 quả cau). Bởi số 9 là con số đẹp, mang nhiều ý nghĩa chúc phúc, tốt lành. 9 cau, 9 trầu thể hiện sự viên mãn tròn đầy và tình yêu đôi lứa trường tồn.
Thông thường, trong tráp chạm ngõ sẽ gồm có một chai rượu. Tùy theo điều kiện gia đình mà có thể lựa chọn những loại rượu khác nhau sao cho phù hợp. Như câu “cơm no rượu say”, có cơm có rượu là có sự đủ đầy cho cuộc sống. Rượu được sử dụng trong tráp dạm ngõ với ý nghĩa thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
Rượu thuốc trong tráp dạm ngõthể hiện sự hiếu thảo với tổ tiên
Kèm theo rượu là thuốc lá, nên sử dụng 1-3 bao thuốc lá trong tráp chạm ngõ. Nhưng cũng có thể sử dụng một cây thuốc lá nguyên để mâm lễ thêm phần sang trọng. Thuốc sử dụng trong tráp thường là thương hiệu 333, Vinataba hoặc 555…
Trong văn hóa phương Đông, chén nước chè như là lời mời tiếp chuyện lịch sự và tế nhị. Và hộp chè dạm ngõ chính là biểu tượng của sự giao lưu, đồng thời cũng là lời thưa gửi mang tính kính trọng đối với hai bên gia đình.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều thương hiệu chè ngon nổi tiếng với các trọng lượng khác nhau. Tùy theo mong muốn mà nhà trai có thể sử dụng hộp chè có trọng lượng 100g, 200g hoặc 500g tùy theo độ lớn/nhỏ của tráp.
Ngoài 3 món chính không thể thiếu bên trên, có thể sử dụng thêm bánh trái hoa tươi cho thêm phần sinh động. Đối với bánh lễ, có thể lựa chọn các loại bánh truyền thống để tôn vinh văn hóa và thể hiện sự trân trọng với tổ tiên, nguồn cội.
Bánh phu thê dạm ngõ đặc trưng của miền Nam
Tùy theo văn hóa của từng vùng miền mà mâm lễ dạm ngõ có thể sử dụng các loại bánh khác nhau. Đối với miền Bắc, loại bánh được các gia đình lựa chọn là bánh cốm. Trong miền Nam thì bánh phu thê là bánh lễ được ưa chuộng hơn cả. Còn bánh pía sẽ được nhiều gia đình miền Tây Nam Bộ sử dụng cho tráp dạm ngõ.
Và cuối cùng, để mâm lễ dạm ngõ thêm phần đẹp mắt hơn thì gia đình nhà trai có thể chuẩn bị một số loại trái cây. Nên chọn quả mang màu sắc tươi sáng, nổi bật, ý nghĩa tốt đẹp như táo, lê, nho, xoài….
Về phần hoa trang trí, bên ngoài tráp có thể đính thêm hoa lụa hoặc gắn hoa tươi kết hợp trên mâm lễ. Để tráp lễ nổi bật hơn thì có thể gắn thêm một số phụ kiện trang trí như dây vải kim tuyến, chữ dán Song Hỷ.
Để tráp dạm ngõ được đẹp mắt, cân bằng và hài hòa thì ngoài việc mua đủ các vật lễ thì cách bày trí cũng không kém phần quan trọng. Bày mâm lễ đúng cách cũng góp phần giúp tráp dạm ngõ được bền bỉ. Từ đó tránh việc bị rơi rớt, đổ vỡ khi di chuyển.
Tráp dạm ngõ là lễ vật không thể thiếu trong lễ dạm ngõ
Rượu và bánh là hai món đồ lễ được bày chính giữa tráp. Chúng được dùng để tạo trụ đứng cho các món đồ khác khiến mâm lễ chắc chắn, khó bị nghiêng ngả. Tiếp đó là các loại quả tươi được cố định bằng keo bao quanh hộp rượu. Bên trên sẽ là chè, thuốc, cau trầu. Cuối cùng là hoa tươi, hoa sẽ được cắm xung quanh hộp rượu. Cắm hoa sẽ được chú ý sao cho tráp dạm ngõ trông thật sang trọng mà vẫn gọn gàng.
Bài viết là một số thông tin về tráp dạm ngõ mà Aloha Studio muốn chia sẻ đến các gia đình muốn tự chuẩn bị lễ vật cho ngày lễ dạm ngõ. Hi vọng qua đây, bạn có thể tự sắm sửa một tráp chạm ngõ ưng ý và phù hợp với khả năng của gia đình, đơn giản mà vẫn đầy đủ.